Vi Sinh EM là tên viết tắt của Effective Microorganisms, có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu, là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (khoảng 80 loài vi sinh vật cả kỵ khí và hiếm khí) bao gồm vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc, sống cộng sinh trong cùng môi trường, tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.
a. Vi khuẩn Lactic : Vi khuẩn Lactic có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn rối loạn tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, khôi phục cân bằng vi khuẩn tự nhiên cho Tôm, Cá. Ngoài ra, Vi khuẩn Lactic còn có tác dụng hạn chế dị ứng cho Tôm khi không dung nạp được chất dinh dưỡng.
b. Vi khuẩn Bacillus : Bacillus là vi khuẩn dạng hình que, gram dương. Là loại vi khuẩn yếm khí tùy tiện. Có tác dụng tăng cường các phản ứng miễn dịch và cải thiện môi trường ao nuôi. Đặc tính nổi bật của Vi khuẩn Bacillus là cân bằng môi trường ao nuôi và tăng cường khả năng miễn dịch cho Tôm, Cá
c. Vi khuẩn Rhodobacter : Là sinh vật tự dưỡng, có tác dụng chuyển hóa C02 thành 02 mà không cần sự quang hợp của Tảo, giúp bổ sung Oxy cho ao. Rhodobacter giúp ao nuôi ít bị thiếu Oxy khi mất tảo. Đặc biệt trong những ao nuôi Tôm thẻ, nên bổ sung Rhodobacter để bổ sung Oxy cho ao tốt hơn
d. Vi khuẩn nấm men : Sản sinh các Acid Amin và Vitamin
Trong chế phẩm EM, loài vi sinh vật hoạt động chủ chốt đó là vi khuẩn quang hợp. Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Mặt khác vi khuẩn quang hợp cũng sử dụng các chất do vi sinh vật khác sản sinh ra. Hiện tượng này là “Cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau”.
e. EM gốc và cách làm EM thứ cấp :
1. Dung dịch EM gốc (gọi là EM1, sản phẩm EM ULTIMATE CLEANER):
Dung dịch EM gốc là chất lỏng có màu nâu vàng với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt. Độ pH < 3,5;
– Nếu dung dịch có mùi thối, hoặc độ pH > 4,0 thì được coi là EM hỏng và không dùng được;
– Bảo quản EM1 ở nhiệt độ bình thường, ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp. Thời gian bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm.
– Dung dịch EM gốc được dùng để pha chế ra các loại EM khác.
2. Dung dịch EM2:
Nguyên liệu: Dung dịch EM2 được chế tạo bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1, pha theo tỷ lệ: EM1 5%, Rỉ đường 5%, Nước sạch 90%
Cách pha chế:
– Hòa trộn đều, đổ vào can nhựa, đậy kín, để nơi tránh ánh nắng trực tiếp, ủ lên men sau 3 ngày là dùng được. EM2 có mùi thơm, có 1 lớp men ở trên, độ pH<4.
Sử dụng và bảo quản:
– EM2 có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hóa lý của đất, tăng trưởng vật nuôi, chống quá trình oxy hoá. EM2 được sử dụng trong suốt quá trình nuôi tôm.
– Trong quá trình gây màu dùng khoảng 300 lít EM2/ao 5000 m2, mỗi lần dùng 100 lít.
– Trước khi thả 2 ngày ủ 20 lít EM2 + 5 kg thức ăn (mã số 01) để bón xuống ao.
– Trong suốt quá trình nuôi, định kỳ 4 -7 ngày/lần dùng EM2 20 – 30ppm để tăng lượng vi sinh vật hữu hiệu trong nước, ổn định môi trường ao nuôi, ổn định sự phát triển của tảo.
– Dùng EM2 để xử lý nước thải khi có mùi nặng.
– EM2 được sử dụng càng nhanh càng tốt. Bảo quản EM2 trong can nhựa kín, đặt nơi mát dùng trong vòng 30 ngày.
3. Dung dịch EM5:
Nguyên liệu: Nước 600ml - Rỉ đường 100ml - Dấm (1%) 100ml - Cồn 40 – 450 100ml - EM1 100ml
Cách pha chế:
– Trộn rỉ đường với nước, có thể sử dụng nước ấm để hòa tan nhanh rỉ đường.
– Đổ dấm, cồn pha loãng, sau đó cho EM1.
– Rót dung dịch hỗn hợp vào can nhựa (hoặc thùng) đậy nút kín. Đổ đầy can rồi ủ từ 5-7 ngày. Khi thùng chứa có nhiều khí lên men, thường xuyên mở nắp để xả gas, sau đó đóng chặt lại như cũ.
– EM5 có thể sử dụng khi gas không còn sinh ra nữa. EM5 có chất lượng tốt khi cho mùi thơm, ngọt (mùi ester/rượu).
Sử dụng và bảo quản:
– EM5 có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng cho tôm nuôi. EM5 được dùng để cắt tảo với liều dùng từ 20 – 30ppm, dùng vào lúc chiều tối.
Lưu ý: Khi tảo chết độ pH sẽ xuống thấp, tăng lượng EM2 vào hồ để ngăn chặn ô nhiễm do tảo chết gây ra và điều chỉnh độ pH.
– EM5 cần được bảo quản ở nơi tối, mát, có nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời. Không được bảo quản trong tủ lạnh.
– EM5 sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi pha chế.
4. EM tỏi:
Nguyên liệu : EM5 1lít - Tỏi 1kg - Nước 8lít
– Xay tỏi rồi trộn đều hỗn hợp này, để lên men 5 ngày, sau đó chắt lấy nước đem sử dụng. Trong đó EM5 được chế tạo như EM5 thông thường nhưng không có thành phần nước tham gia.
– EM tỏi có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng cho tôm nuôi và phòng bệnh đường ruột. Khi cần sử dụng, trộn 5-10ml/kg thức ăn, cho ăn đến khi tôm bình thường mới ngưng.
5. EM chuối:
Nguyên liệu : Chuối 1kg - EM2 1lít - Nước 8lít
– Xay chuối rồi trộn đều hỗn hợp này, để lên men 2-3 ngày, sau đó chắt lấy nước đem sử dụng.
– EM chuối có tác dụng tăng cường vitamin cho tôm nuôi, tăng sức đề kháng cho tôm. Trộn 5-10ml/kg thức ăn.
Kỹ thuật Công Ty Nam Hải Dương